Tiêm phòng dại cho đàn chó mèo chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta

Đăng lúc: 14:10:02 22/03/2024 (GMT+7)

Tiêm phòng dại cho đàn chó mèo chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta

 

Thực hiện triển khai năm cao điểm tiêm phòng vác xin phòng bệnh dại cho đàn chó mèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo thông tin từ tổ chức y tế thế giới (WHO) tổ chức thú y thế giới (OIE) đến nay bệnh dại động vật đã lưu hành tại hơn 150 Quốc gia và vùng lãnh thổ với 3,3 tỷ dân chủ yếu ở khu vực Châu á, Châu phi và Mỹ la tinh, hàng năm trên thế giới có khoảng 60.000 người chết do bệnh dại, 29 triệu người phơi nhiễm với bệnh dại buộc phải điều trị dự phòng.

Tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 trung bình mỗi năm có 92 ca tử vong và khoảng 400.000 người phải đi điều trị dự phòng bệnh dại. Giai đoạn 2017- 2022 là 454 người tử vong do bệnh dại, trung bình mỗi năm có 76 người tử vong và 510.913 người phải đi điều trị dự phòng. Năm 2023 bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và đặc biệt nguy hiểm là có chiều hướng ra tăng mạnh, đã xảy ra 235 ổ dịch tại 31 tỉnh, thành phố làm tử vong 80 người.

          Tại Thanh Hóa: Năm 2023 bệnh dại đã xảy ra tại ba huyện làm chết 03 người đó là huyện Như Xuân, Thạch Thành và huyện Thường Xuân, số người đi điều trị dự phòng bệnh dại lên tới 13.344 do bị chó, mèo cắn. Nhưng quan trọng hơn là ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, đe dọa đến tính mạng của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi của các hộ nhân dân trên địa bàn toàn xã. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do nhận thức của một số ít hộ chăn nuôi trong việc không  chấp hành công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc gia cầm. Để công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm trong thời gian tới đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cho hộ gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi. Đề nghị các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn toàn xã chấp hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm đặc biệt là công tác Tiêm phòng vacxin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đây là nghĩa vụ của các hộ chăn nuôi theo quy định của Luật Thú y.

Đối với các hộ chăn nuôi không chấp hành công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm sẽ xử lý theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sữa đổi, bổ sung nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đống đối với hành vi không thực hiện việc tiêm phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác của động vật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

 b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

3. Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.

a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang  mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

8. Cao nhất để xử phạt là:

          - Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017: Tội giết người (điều 123), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (điều 134) , tội vô ý làm chết người (điều 128)

Xử lý hình sự: Tội vô ý làm chết người.

Để đảm bảo tốt  công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã. UBND xã đề nghị các hộ chăn nuôi chấp hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn toàn xã. Trong thời gian tới đoàn tiêm phòng gia súc gia cầm của xã sẽ tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, đề nghị các hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn xã chấp hành tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

  
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
549851