I . ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Hoằng Cát là một xã thuần nông, theo đường chim bay cách về phía Đông tỉnh lỵ Thanh Hóa khoảng 7,5 km, cách huyện lỵ Hoằng Hóa về Bắc khoảng 4 km. Phía Đông giáp đường 10 xã Hoằng Xuyên, phía Bắc giáp xã Hoằng Khê, phía Nam giáp xã Hoằng Đức, Hoằng Minh, Hoằng Anh, phía Tây giáp Thành phố Thanh Hóa, Quốc lộ 1A xã Hoằng Qùy. Sông Lạch Trường chạy qua dài 5,1km
Hoằng Cát là một xã có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, dân cư được phân bổ ở 2 bên đường Tả sông Lạch Trường, có 05 thôn, cả 05 thôn được công nhận danh hiệu làng văn hóa. Đảng bộ 279 có Đảng viên sinh hoạt ở 9 chi bộ trong đó có 5 chi bộ thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ y tế, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia là trường Mầm non và trường Tiểu học.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 433,87 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 284,27 ha. Toàn xã có 1572 hộ với 5112 nhân khẩu, trong đó dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 3220 người.
2. Thuận lợi:
- Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh, của huyện, cùng với sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của MTTQ, các ngành, đoàn thể và đặc biệt là sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân trong xã.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục...,được đầu tư trong các năm qua đã và đang phát huy hiệu quả.
- Hệ thống chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình đã được thành lập từ xã đến thôn và luôn được củng cố, kiện toàn. Công tác triển khai quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được thực hiện tốt.
3. Khó khăn:
- Thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM, xã đạt 08/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt thấp, như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, cơ sở hạ tầng nông thôn, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 14,3 triệu đồng/người/năm.
- Hoằng Cát là một xã thuần nông, sản xuất nhỏ lẻ, đồng ruộng manh mún, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm.
- Nguồn thu ngân sách xã hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng các hạng mục
đạt tiêu chí NTM chậm tiến độ so với yêu cầu, huy động nguồn lực trong nhân dân hạn chế. Một số cơ sở hạ tầng do nhân dân đầu tư chưa đáp ứng với yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM, nhất là tiêu chí về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa.
- Ban đầu nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của chương trình, cũng như chưa ý thức được vai trò của mỗi tổ chức, cá nhân trong XD NTM, đây cũng là những khó khăn, trở ngại không nhỏ trong việc triển khai thực hiện XD NTM.
- Mặc dù quyết tâm chính trị khi triển khai thực hiện xây dựng NTM là rất cao song công tác tổ chức, điều hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM có lúc, có việc còn lúng túng, chưa thống nhất, đồng bộ từ xã đến thôn nên tiến độ thực hiện chậm.
II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa 13 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPDP ngày 9 tháng 01 năm 2017 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới về viêc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số: 1415/QĐ-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 03/05/2017 về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020;
- Quyết định số: 2288/QĐ-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 29/6/2016 về việc phê duyệt danh sách các huyện, xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa;
- Công văn số: 141/VPĐP-NV ngày 08 tháng 06 năm 2017 của BCĐ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, văn phòng điều phối NTM về việc tài liệu hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí và hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 2020;
- Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 27/ 12/2012 của UBND huyện Hoằng Hoá phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa đến năm 2020.
III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM
1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
Căn cứ vào các văn bản của Trung ương, của tỉnh và công văn số 291/CV-HU ngày 07/11/2011 của Ban thường vụ Huyện uỷ về thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Đảng uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo của xã do đ/c Bí thư Đảng uỷ làm trưởng Ban. UBND xã thành lập Ban quản lý do đ/c Phó BT - Chủ Tịch UBND xã làm trưởng ban, các thôn thành lập Ban phát triển thôn do đ/c Bí thư chi bộ làm trưởng Ban. Ban chỉ đạo đã cụ thể hoá tình hình, nhiệm vụ cụ thể của địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch, rà soát từng tiêu chí, đề ra lộ trình thực hiện cho từng năm, từng thời điểm và từng tiêu chí. Hàng năm, Ban chấp hành Đảng bộ đã có Nghị quyết chuyên đề; xác định lộ trình, bước đi phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ, BQL phụ trách, chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các tổ chức, các ngành, đoàn thể và các thôn triển khai, thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt. BCĐ phân công cho từng thành viên đảm nhận từng công việc cụ thể, phụ trách từng thôn; Tổ chức họp giao ban hàng tháng, hàng quý, sơ kết 6 tháng, một năm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, có biện pháp tập trung chỉ đạo những tiêu chí khó thực hiện, những thôn thực hiện tiến độ chậm nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng đạt yêu cầu.
2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn:
Ban chỉ đạo xã đã quán triệt, triển khai kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn và các văn bản của Đảng, nhà nước các cấp về chương trình XDNTM. Tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, quán triệt triển khai tại hội nghị, thông tin trên hệ thống truyền thanh, thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các câu lạc bộ. Tuyên truyền vận động bằng pa nô, áp pích, băng zôn, khẩu hiệu, tổ chức các hội thi thông qua sân khấu hoá... Thông qua công tác tuyên truyền đã làm cho cán bộ, đảng viên, người dân nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM, tích cực đóng góp công sức, tiền của, hiến đất làm đường, tự nguyện di dời tường rào, cây cối, vật kiến trúc để xây dựng cơ sở hạ tầng...
Quá trình tổ chức thực hiện đã tập trung tuyên truyền, biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM để toàn dân hưởng ứng.
Tham gia học tập, tập huấn đầy đủ các lớp học, các đợt tập huấn do tỉnh và huyện tổ chức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tổ chức thực hiện. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức xã, các Ban phát triển thôn nắm rõ chủ trương, nội dung chương trình xây dựng NTM.
3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:
Trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Hoằng Cát luôn xác định lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm nền tảng để thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM. Vì vậy, trong những năm qua, xã đã tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cây trồng, các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất với quy hoạch vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt trên 120 ha, năng suất luôn ổn định từ 65 tạ/ha trở lên. Thực hiện quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, phát huy hiệu quả mô hình cây cá quả, toàn xã có 13,9 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản đạt 45 tấn/năm; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng gia trại vừa và nhỏ, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, năm 2012 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 29.277 triệu đồng, lên 48.478 triệu đồng năm 2018.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, trên địa bàn xã hiện nay gồm 01 HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng; 14 doanh nghiệptrên địa bàn; gần 1600 lao động làm việc tại các công ty trong và ngoài tỉnh và hơn 400 lao động thường xuyên dịch vụ vận tải, nghề mộc, may vá, cơ khí.... có 72 người đi xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người từ: 14,3 triệu đồng/người/năm năm 2012 lên 43 triệu đồng/người/ năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giảm còn 2,69%, hộ cận nghèo 6,44%.
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn:
Hơn 7 năm qua, xã đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới được 25,19 Km km đường giao thông các loại, trong đó: Đường xã và đường liên xã đạt chuẩn: 5,10km, Đường thôn xóm đạt chuẩn: 12,47km, Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 7,62km.
Cải tạo công sở cũ, xây mới hội trường đa năng, sân vận động xã và khuôn viên công sở; cải tạo trường Mầm Non cũ, xây mới thêm trường Mầm Non tập trung tại Nhị Hà ; xây mới trạm y tế, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư theo mặt bằng phê duyệt; cải tạo trường Tiểu học, xây mới nhà hiệu bộ, nhà lớp học trường THCS; chỉnh trang và xây mới 05 nhà văn hóa thôn, 295 nhà ở dân cư, 150 hộ cải tạo, nâng cấp nhà ở và công trình phụ trợ; 312 hộ đầu tư xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh .
5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới:
Tổng kinh phí đã thực hiện: 287.511 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 26.701triệu đồng, chiếm 9,2%.Gồm :
+ Vốn ngân sách tỉnh: 3.500 triệu đồng;
+ Vốn ngân sách xã: 23.201 triệu đồng;
- Vốn doanh nghiệp : 42.000 triệu đồng; Chiếm 15%
- Vốn huy động của con em xa quê: 2.800 triệu đồng chiếm 1%
- Nhân dân đóng góp: 216.010 triệu đồng, chiếm 75% (Trong đó, nhân dân tự đầu tư vốn chỉnh trang và XD nhà ở ước khoảng: 197.550 triệu đồng).
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là: 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:
1. Tiêu chí số 1 - Quy hoạch:
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn.
- Ban hành qui định quản lý qui hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo qui hoạch.
b. Kết quả thực hiện:
Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên bộ và được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định 1160/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa đến năm 2020.
- Có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được công bố rộng rãi tới các thôn.
- Có bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có thuyết minh xây dựng NTM.
- Có quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tại Quyết định số 3007/ QĐ UBND ngày 31/12/2012 của UBND huyện Hoằng Hóa về việc phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch Nông thôn mới xã Hoằng Cát đến năm 2020.
- Kinh phí thực hiện: 247 triệu đồng;
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
2. Tiêu chí 2 - Giao thông:
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường Huyện chiều rộng nền đường tối thiểu 6,5m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5m được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. (Chỉ tiêu 100%).
- Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m chiều rộng mặt đường đường tối thiểu 3,5m, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. (Chỉ tiêu 100% cứng hóa = 70%).
- Đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m, ( trường hợp bất khả kháng nền đường tối thiểu 3,0m, mặt đường tối thiểu 2,0m và có rãnh tiêu thoát nước mặt đường), với đương dân sinh chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư và các hộ gia đình không có ô tô chạy nền đường tối thiểu 2,0m, mặt đường tối thiểu 1,5m.( chỉ tiêu 100%, cứng hóa trên 70%).
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m. ( chỉ tiêu 100 % cứng hóa trên 60%).
b. Kết quả thực hiện:
- Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, xã đã ưu tiên bố trí ngân sách và huy động đóng góp của nhân dân, của con em xa quê đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân. Cụ thể:
Tính đến nay, xã Hoằng Cát đã bê tông hóa 25,19 Km đường giao thông, cụ thể:
- Đường xã và đường liên xã đạt chuẩn: 5,10/5,10 km ( đạt 100%)
- Đường trục thônvà đường liên thôn đạt chuẩn:5,7/7,61km( đạt 75%)
- Đường ngõ, xóm đạt chuẩn: 5,53 / 7,57 km ( đạt 73%)
- Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt chuẩn: 6/9,94 km (60%)
- Kinh phí thực hiện: 32.536 triệu đồng
c. Đánh giá: Đạt so với yêu cầu tiêu chí.
3. Tiêu chí 3 - Thủy lợi:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Tỷ lệ diện tích đất SX nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt trên 80% trở lên; (chỉ tiêu đạt).
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo qui định về phòng chống thiên tai tại chỗ. (chỉ tiêu đạt).
b. Kết quả thực hiện:
- Hệ thống kênh mương trên địa cơ bản đáp ứng được việc tưới và tiêu chủ động. Cụ thể:
Tính đến hiện tại số km kênh mương được kiên cố hóa là 16,9 km, chiếm 85%
- Hệ thống kênh mương trên địa bàn cơ bản đáp ứng được việc tưới và tiêu chủ động. Cụ thể:
+ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới chủ động: 444/ 507,8 ha, đạt 86,65 %
+Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được tiêu là: 377,28/ 407,28 đạt 92,63%
+ Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát chủ động: 7,45/7,45 ha, đạt 100%
- Bên cạnh đó, Đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
- Kinh phí thực hiện: 4.029 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
4. Tiêu chí 4 - Điện:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Có hệ thống đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện theo QĐ số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ công thương về phương pháp đánh giá thực hiện theo tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia vê NTM giai đoạn 2016-2020. Chỉ tiêu: Đạt.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn, theo QĐ số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ công thương về phương pháp đánh giá thực hiện theo tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia vê NTM giai đoạn 2016-2020. (Chỉ tiêu: 98%).
b. Kết quả thực hiện:
- Sửa chữa, nâng cấp trạm biến áp, toàn xã có 3 trạm biến áp, tổng chiều dài đường dây 14,87 km, trong đó: đường dây hạ áp 11,89 km; trung áp: 2,98km. Có 1 572/1572 hộ đạt 100% hộ gia đình sử dụng điện thường xuyên đảm bảo an toàn từ các nguồn điện.
- Kinh phí thực hiện: 2.523 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
5. Tiêu chí 5 - Trường học:
a. Yêu cầu của tiêu chí là: 80% trường học các cấp (Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở) có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.
b. Kết quả thực hiện:
- Trường Mầm non: Đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2014 theo QĐ số 3944/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND Tỉnh Thanh Hóa. Có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.
- Trường tiểu học: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2017 theo quyết định số 5096/QĐ-UBND ngày 28/127 /2017 của UBND Tỉnh Thanh Hóa. Có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia
- Trường THCS: Cơ sở vật chất và trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Kinh phí thực hiện: 21.824 triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
6. Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hóa
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã theo qui định. (Chỉ tiêu nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng đảm bảo tối thiểu 200 chỗ ngồi. Diện tích khu thể thao chưa kể sân vận động tối thiểu 2000m2, Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao xã có trang thiết bị đạt tối thiểu 100% theo qui định.
- Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi và đảm bảo điều kiện nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em theo qui định. (chỉ tiêu đạt).
-Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng. (chỉ tiêu 100% ).
b. Kết quả thực hiện:
- Xã xây dựng Nhà văn hóa đa năng năm 2018 với diện tích 968 m2, đảm bảo 300 ghế ngồi, cơ sở vật chất, loa đài, bàn ghế, khánh tiết được trang bị đầy đủ; diện tích khu thể thao xã là 5950m2.
- Có 05/05 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao =100%, diện tích khuôn viên của các Nhà văn hóa cơ sở vật chất bên trong Nhà văn hóa đã cơ bản đáp ứng được tiêu chí số 6.
Điểm vui chơi: Xã có một sân vận động phục vụ cho các hoạt động thể thao của nhân dân trong xã được xây tường bao quanh, nền sân được lu lèn đảm bảo các hoạt động vui chơi cho nhân dân.
- Kinh phí thực hiện: 10.600 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
7. Tiêu chí 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
Xã có chợ trong quy hoạch của tỉnh phải xây dựng đạt chuẩn theo quy định; Xã không quy hoạch chợ thì phải có cửa hàng kinh doanh tổng hợp hoặc siêu thị mini đạt chuẩn theo quy định tại Chương II, Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công thương về hướng dẫn và xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 (Chỉ tiêu đạt).
b. Kết quả thực hiện:
Hoằng Cát không có quy hoạch chợ. Hiện Xã Có 1 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chủ cửa hàng là Bà: Phạm Thị Hồng, địa chỉ: Thôn Đức Thành- Hoằng Cát - Hoằng Hoá - Thanh Hoá, có đủ điều kiện, các mặt hàng phục vụ người dân trên địa bàn nông thôn.
- Có bảng hiệu, tên cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ, số điện thoại.
- Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm của người dân.
- Có diện tích trên 500 m2, có nơi đỗ, để xe thuận tiện.
- Có danh mục hàng hóa kinh doanh trên 200 mặt hàng.
- Có bố trí quầy để trưng bày hoặc bán hàng phù hợp dễ quan sát.
- Có công trình kiến trúc xây dựng vững chắc, đảm bảo được các yêu cầu về PCCC, vệ sinh ATTP, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.
- Có trang thiết bị cần thiết (như tủ đông, tủ mát, kệ, giá .) để bảo quản chất lượng hàng hóa, đáp ứng đủ hàng hóa phục vụ nhân dân..
- Tổ chức bán hàng văn minh, khoa học, thuận tiện cho việc mua sắm và thanh toán cho người dân.
- Các mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng không thuộc danh mục cấm theo qui định của pháp luật. Đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện phải bảo đảm và đáp ứng theo đúng qui định pháp luật hiện hành.
Kinh phí thực hiện: 1.052 triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
8. Tiêu chí 8 Thông tin và truyền thông:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Xã có điểm phục vụ bưu chính theo qui định của Bộ thông tin và truyền thông. ( Chỉ tiêu đạt)
- Xã có dịch vụ viễn thông intrnet theo qui định của Bộ thông tin và truyền thông. (Chỉ tiêu đạt)
- Xã có đài truyền thanh hoạt động theo QĐ số 1895/2013/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Thanh hóa, có tối thiểu 2/3 thôn, bản có hệ thống loa kết nối với đài truyền thanh xã đang sử dụng tốt. ( chỉ tiêu đạt)
- Xã có trang thông tin điện tử riêng hoặc có trang thông tin điện tử thành phần trên trang công thông tin điện tử huyện, thị 80% cán bộ công chức có máy vi tính phục vụ chuyên môn, UBND xã được triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc trong xử lý điều hành các công việc, ứng dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND huyện, có ứng dụng CNTT để hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa theo kế hoạch hành động số 01/KH-UBND ngày 04/01/2016 và kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 15/02/2016 của chủ tịch UBND Tỉnh thanh hóa. ( Chỉ tiêu đạt)
b. Kết quả thực hiện:
- Xã có 01 điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành.
- 100% có điểm Internet đến thôn, nhiều hộ dân đã nối mạng đảm bảo yêu cầu truy cập thông tin.
Đài Truyền thanh xã gồm 2 máy tăng âm công suất 600W và 500W; 05 thôn có máy tăng âm với công suất 120W, hệ thống dây truyền thanh và loa phủ đều 5/5 thôn đảm bảo công tác thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng chính sách pháp luật của nhà nước và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.
- UBND xã, điểm Bưu điện văn hóa xã, các Trường học, hợp tác xã, các doanh nghiệp và nhân dân có máy tính kết nối mạng internet đảm bảo truy cập văn bản, nhận văn bản gửi qua mạng. Xã đã ứng dụng công nghệ TT trong quản lý điều hành công việc.
Kinh phí thực hiện: 1.008 triệu đồng .
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
9. Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư:
a. Yêu cầu của tiêu chí là: Không có nhà tạm bợ, dột nát; 80% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
b. Kết quả thực hiện:
- Hiện nay, xã không còn nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng đạt 1533/1572 nhà = 97,5%.
- Kinh phí thực hiện: 197.550` triệu đồng (100% vốn của nhân dân)
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
10. Tiêu chí 10 - Thu nhập:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn 34 triệu đồng (2017).
b. Kết quả thực hiện:
Năm 2018 tổng thu nhập toàn xã ước đạt 219.870 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 43 triệu đồng/người/năm.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
11. Tiêu chí 11 - Hộ nghèo:
a. Yêu cầu của tiêu chí là: Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.
b. Kết quả thực hiện:
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã (đã trừ đi số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội) là: ((67-25)/(1.572-25)) x 100% = 2,69%.
- Kinh phí thực hiện: 10 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
12. Tiêu chí 12 - Tỷ lệ lao động có việc làm:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động, đạt từ 93% trở lên.
b. Kết quả thực hiện: Tập trung cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với số lượng bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho từ 180 đến 200 lao động.
Tổng số nhân khẩu là 5112 người, trong đó: Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 3220 người; tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 3113người= 96,68 %.
Kinh phí thực hiện: 6.350 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
13. Tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Xã có HTX hoạt động theo đúng qui định của Luật HTX năm 2012. (chỉ tiêu đạt ).
- Xã có mô hình liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững (chỉ tiêu đạt).
b. Kết quả thực hiện:
- Trên địa bàn xã có 01 HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp (Có đăng ký, bước đầu hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo luật hợp tác xã năm 2012, có liên kết với các doanh nghiệp). Thu nhập bình quân của lao động đạt từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.
HTX đã thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, xây dựng kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ, quy hoạch vùng cây trồng, giống cây trồng, tưới tiêu, bảo vệ đồng điền, phòng trừ sâu bệnh, vật tư phân bón. Huy động đóng góp của xã viên đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, cầu cống phục vụ sản xuất. Bước đầu đang thực hiện kế hoạch để liên kết với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
- Kinh phí thực hiện: 215 triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
14. Tiêu chí 14 - Giáo dục và đào tạo:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cấp giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 trở lên; (chỉ tiêu đạt)
- Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học THPT, bổ túc THPT và học nghề, (chỉ tiêu đạt trên 85%);
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (chỉ tiêu đạt 63% trở lên).
b. Kết quả thực hiện:
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục: Mầm Non cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 6106/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 của UBND Huyện Hoằng Hóa ; giáo dục Tiểu học mức độ 3 theo Quyết định 6605/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 của UBND Huyện Hoằng Hóa, Trung học cơ sở mức độ 3 theo Quyết định 7148/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND Huyện Hoằng Hóa và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 3.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 58/ 60 học sinh, đạt 97%.
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo năm 2018 đạt: 2128/3113 lao động, đạt 68,36%
- Kinh phí thực hiện: 2.150 triệu đồng;
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
15. Tiêu chí 15 - Y tế:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. (Chỉ tiêu: 85% trở lên).
- Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Chỉ tiêu: Đạt)
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) (chỉ tiêu dưới 24,2%)
b. Kết quả thực hiện:
- Số người tham gia BHYT là: 4297 / 5038 người ( Đã trừ 72 người đi lao động ở nước ngoài), đạt tỷ lệ 85,29 %.
- Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 theo quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 10/ 8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trạm y tế xã có tổng diện tích 2.000m2, gồm 08 phòng ; 1vườn cây thuốc nam; trang thiết bị đạt chuẩn mức độ 2 theo quy định
Cán bộ biên chế tại trạm 04 người, gồm 01 bác sỹ và 03 y sỹ đảm bảo tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) là : 72 trẻ /602 trẻ = 11,9 % (đạt)
- Kinh phí thực hiện: 4.500 triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
16. Tiêu chí 16 - Văn hóa:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo qui định,( chỉ tiêu trên 70%).
b. Kết quả thực hiện:
Xã có 04/05 Thôn được công nhận thôn văn hóa = 80%; Gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 1398 / 1572 hộ được bình xét về gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 89 %.
- Kinh phí thực hiện: 355 triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
17. Tiêu chí 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, và nước sạch theo qui định. (chỉ tiêu đạt 98% trở lên và 60% nước sạch)
- 100% Tỷ lệ cơ sở SX kinh doanh dịch vụ nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo qui định về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cảnh quan cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn. (chỉ tiêu đạt)
- Mai táng phù hợp với qui định tại nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đảm bảo VSMT theo qui định của Bộ y tế, việc mai táng được thực hiện tại vị trí xác định theo qui hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt. (chỉ tiêu đạt)
- Chất thải, nước thải rắn SX và sinh hoạt trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở SX kinh doanh được thu gom, xử lý theo qui định về bảo vệ môi trường. (chỉ tiêu đạt)
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo qui định. (chỉ tiêu đạt trên 85%)
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo VSMT (chỉ tiêu trên 70%).
- Xã đạt tiêu chí ATTP giai đoạn 2017 -2020
b. Kết quả thực hiện:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 1.572 /1.572 hộ đạt 100%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia 1.045/ 1 572 hộ đạt 66,5 %;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, đạt tỷ lệ 100%.
- Cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn đảm bảo theo quy định.
- Xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, được quy hoạch cách xa khu dân cư phân chia tách riêng từng khu hung táng, cát táng, có đường vào được bê tông sạch sẽ thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của Bộ Y tế.
- Xã có 5/5 thôn ký hợp đồng công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Đức Minh Thanh Hóa thu gom vận chuyển và xử lý rác thải theo lịch cố định 2 lần/tuần.
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS đạt 1.422/1.572 hộ, đạt 90,5 % ; hộ có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 1.455/1.572 đạt 92,6 % ; hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.455/1.572 đạt 92,6%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo vệ sinh môi trường 79/79 CS đạt 100 %.
- Xã đạt tiêu chí Xã An toàn thực phẩm giai đoạn 2017 - 2020
- Kinh phí thực hiện: 2.257 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
18. Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định. (chỉ tiêu 100%)
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Đạt
- Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh": Đạt
- Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên: Đạt
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo qui định: Đạt
- Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội: Đạt
b. Kết quả thực hiện:
- Qua 7 năm tập trung đào tạo, bồi dưỡng và điều động cán bộ, hiện nay có 20/20 cán bộ công chức có độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu: Có 20/20 đ/c có trình độ THPT đạt 100%. Trong đó: Thạc sỹ: 1/20 đạt 5% Đại học: 16 /20 đ/c đạt 80 %; Trung cấp 04/20 đ/c đạt 20%; ( Trong 04 đ/c có bằng Trung cấp 03 đồng chí đang theo học lớp Đại học vừa học vừa làm)
- Có đầy đủ các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội từ xã đến thôn.
- Đảng bộ: Năm 2015, 2016, 2017 đều đạt Đảng bộ Trong sạch vững mạnh và được huyện ủy tặng giấy khen.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: Năm 2015, 2016, 2017 hoàn thành tốt nhiệm vụ; đầu năm 2018 đến nay hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- UBND xã Hoằng Cát đã tổ chức quán triệt, triển khai các điều kiện để xây dựng xã đạt chuẩn TCPL; thành lập Ban chỉ đạo của xã, phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐ và cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn TCPL.
Kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật:
+ Có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa.
+ Không có tiêu chí tiếp cận pháp luật nào đạt dưới 50% số điểm tối đa.
+ Tổng số điểm bị trừ 0 điểm.
+ Tổng số điểm đạt được của 5 tiêu chí: 91/100 điểm; số điểm sau khi làm tròn: 91 điểm.
- Xã có tỷ lệ cấp ủy viên nữ là 03 /12 đồng chí đạt 25%.
- Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn ( từ năm 2017 đến thời điểm kiểm tra).
Mỗi tháng ít nhất có 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã ( từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 ) là 24 chuyên mục, bình quân 02 chuyên mục / tháng.
Địa chỉ tin cậy cho các nạn nhân bị bạo lực giới là Trạm y tế xã (Thôn Nhị Hà, xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
- Kinh phí thực hiện: 185 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
19. Tiêu chí 19 Quốc phòng và An ninh:
a. Yêu cầu của tiêu chí là:
- Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp và hoàn thành các tiêu chí quốc phòng. (chỉ tiêu đạt)
- Xã đạt chuẩn an toàn về ANTT xã hội và bảo đảm bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn XH (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước. (chỉ tiêu đạt)
b. Kết quả thực hiện:
19.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng:
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp:
Tổ chức Ban chỉ huy quân sự và cán bộ dân quân tự vệ của xã:
- Ban chỉ huy quân sự xã gồm 04 đồng chí (Chính trị viên là Bí thư đảng ủy xã kiêm nhiệm; Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn TNCS HCM xã kiêm nhiệm; Chỉ huy trưởng là công chức UBND xã; Chỉ huy phó là cán bộ không chuyên trách).
- Cán bộ quản lý, Chỉ huy DQTV thôn, gồm Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng; Thôn đội trưởng kiêm nhiệm chức danh Tổ trưởng dân quân tại chỗ.
- Về số lượng: Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV; xây dựng 01 Trung đội dân quân tự vệ.
* Thực hiện tốt việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, cụ thể:
- Hàng năm có 100% công dân nam đủ 17 tuổi được đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
- Không có công dân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở người khác trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; không có thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ nghiện các chất ma túy và mắc các tệ nạn xã hội.
- Hàng năm thực hiện đủ chỉ tiêu công dân nhập ngũ, sức khỏe loại I đạt 85% trở lên; không có quân nhân nhập ngũ phải loại trả;
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng:
- Hàng năm xã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, như: Kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; Kế hoạch xây dựng làng xã chiến đấu; Kế hoạch phòng thủ dân sự; Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh .
- Đối tượng 4: Hàng năm tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đảm bảo chất lượng hiệu quả;
- Không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, gây rối an ninh trật tự.
Lực lượng Dự bị động viên:
- Hàng năm Ban CHQS xã tổ chức tiếp nhận quân nhân hoàn thành NVQS trở về địa phương, thực hiện công tác đăng ký vào ngạch DBĐV = 100 % chiến sỹ; thường xuyên quản lý chặt chẽ
- Hàng năm thực hiện Lệnh tập trung kiểm tra huấn luyện SSĐV hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao.
- Để đảo bảo nắm trắc tiềm lực của nền kinh tế quốc dân. Nhằm thực hiện tốt công tác động viên Quốc phòng. Ban CHQS tổ chức đăng ký đầy đủ phương tiện kỹ thuật sẵn sàng cho nhiệm vụ kiểm tra động viên khi có lệnh;
- Công tác DBĐV thực hiện đúng theo pháp lệnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Năm 2015 được Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã Hoằng Cát Đã có thành tích trong công tác quốc phòng, an ninh năm 2015 ; Năm 2017 được Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang xã Hoằng Cát Đã có thành tích xuất sắc trong công tác quốc phòng, an ninh năm 2017
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiên đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội ( ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu tiên tiến. Lực lượng công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp lệnh công an xã và hướng dẫn của ngành. Phát động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ Quốc, xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự theo chỉ thị số 10 và đề án 375 của UBND tỉnh. Xây dựng khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường tuần tra, canh gác, phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời, hiệu quả các vi phạm xảy ra. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã. Hàng năm có 70% số khu dân cư trở lên được công nhận đạt tiểu chuẩn An toàn về ANTT.
Hàng năm, Công an xã đều đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến, không có đồng chí nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; Năm 2017 được giám đốc Công an Tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho nhân dân và cán bộ xã Hoằng Cát Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân Bảo vệ ANTQ năm 2017.
- Kinh phí thực hiện: 120 triệu đồng
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG XÃ NTM NÂNG CAO.
Theo Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 2020. Sau khi rà soát, đến nay xã đã đạt 8/15 tiêu chí xã NTM nâng cao gồm các tiêu chí.
+ Tiêu chí số 2 Thủy lợi : Đảm bảo theo quy định.
+ Tiêu chí số 3 (cơ sở vật chất văn hóa): Đảm bảo theo quy định của bộ văn hóa, thể thao và du lịch
+ Tiêu chí số 4 (nhà ở và dân cư): Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng tính tại thời điểm xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.
+Tiêu chí số 5 (thu nhập): Thu nhập bình quân đầu người trong khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 43 triệu đồng/người/năm.
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm (tính từ năm được công nhận xã đạt chuẩn NTM đến năm đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao) từ 10% trở lên.
+ Tiêu chí số 7 (lao động có việc làm) Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi năm 2018 là: 96,68%.
+ Tiêu chí số 10 (giáo dục và đào tạo).Đạt
+ Tiêu chí số 14 (An ninh trật tự) TTATXH luôn được giữ vững đảm bảo.
+ Tiêu chí số 15 (Hành chính công) xã luôn thực hiện tốt yêu cầu cải cách , đơn giản hóa các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
* Các tiêu chí còn lại chưa đạt xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tạo điều kiện phát triển làng nghề theo quy mô, tăng cường việc tích tụ ruộng đất đưa cơ giơí hóa vào nông nghiệp mở rộng các mô hình phát triển sản xuất theo hướng năng xuất, chất lượng cao bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với việc kêu gọi vận động con em xa quê, các doanh nghiệp trong và ngoài xã ủng hộ, đồng thời xã sẽ quy hoạch đấu giá đất ở để tạo nguồn kinh phí xây dựng cho việc xây dựng nông thôn mới nâng cao.
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Những mặt đã làm được
Thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao xã Hoằng Cát với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận thức của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt, con người có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
2. Mặt hạn chế và nguyên nhân
Qua thời gian thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
- Một số thành viên ban chỉ đạo, Ban quản lý chưa thực sự nhiệt tình trong công tác chỉ đạo điều hành, còn có tư tưởng xem nhẹ thiếu tâm huyết; các Ban phát triển thôn hoạt động chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở một số thôn chưa được chú trọng, một bộ phận người dân chưa hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhiệm vụ XD NTM, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại Nhà nước.
- Việc huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình xây dựng NTM nâng cao còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó là:
Chương trình xây dựng NTM nâng cao là một nhiệm vụ lớn, mới và khó, trong khi tiềm lực của địa phương không cao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện một số cán bộ chưa phát huy tính sáng tạo, thiếu linh họat và chủ động trong công việc.
3. Sự hài lòng của người dân
Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác xây dựng Nông thôn mới, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi với tỷ lệ hài lòng bình quân các tiêu chí đạt 90% trở lên.
4. Bài học kinh nghiệm
Từ những thực tiễn công việc trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao địa phương rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, NTM nâng cao để cả hệ thống chính trị ở cơ sở người dân hiểu rõ ý nghĩa của chương trình. Phát động tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới; các phong trào phải được xây dựng từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, đánh giá đúng mức, đúng đối tượng, khen thưởng kịp thời, hoặc khen thưởng theo chuyên đề để kích cầu và nhân rộng mô hình...
Thứ hai, cần phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của nhân dân, nhất là những tồn tại đã lâu, như minh bạch trong kinh tế, vấn đề đất đai, vấn đề giải quyết các chế độ chính sách...; qua đó phải có sự quan tâm, động viên, giải quyết kịp thời khi những vấn đề mới phát sinh. Người đứng đầu cấp uỷ chính quyền phải luôn đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên làm trọng, coi lợi ích của nhân dân là gốc của mọi vấn đề và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc mình lãnh đạo, không nên đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm.
Thứ ba, trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là xây dựng nông thôn mới cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng thôn, xã, không dập khuôn, máy móc, nhưng phải theo các quy định để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao; huy động nguồn lực đa dạng nhất là trong xây dựng hạ tầng. Trong thực hiện công việc, cán bộ, đảng viên phải luôn là người tiên phong, nêu gương, đổi mới phong cách làm việc hiệu quả nhất...
VII. KẾ HOẠCH DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI, XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU.
1. Quan điểm
Xây dựng và duy trì các tiêu chí NTM đã đạt là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị.
Xây dựng và duy trì các tiêu chí NTM, NTM nâng cao là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và các phong trào do các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội phát động.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát.
- Tiếp tục duy trì, củng cố và kiện toàn các tiêu chí đã đạt được của NTM và NTM nâng cao. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Phát triển nông thôn theo quy hoạch, gắn nông nghiệp với phát triển, dịch vụ, thương mại; Hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại; Bản sắc văn hóa được bảo tồn, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Duy trì xã đạt chuẩn NTM; đến năm 225 có 5/5 thôn đạt khu dân cư NTM kiễu mẫu.
- Đến năm 2025 xã không có hộ nghèo trừ hộ nghèo bảo trợ xã hội.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 96% trở lên.
b) Giai đoạn 2025-2030:
3. Nội dung thực hiện
- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM nâng cao, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân để duy trì và nâng cao các tiêu chí. Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất cho người dân; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích người dân đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nhất là phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và dịch vụ.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban phát triển từ xã đến thôn đảm bảo đủ về cơ cấu số lượng từng bước nâng cao chất lượng.
- Phát huy vai trò của MTTQ và tổ chức đoàn thể nhân dân để huy động các nguồn lực trong nhân dân, kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có cách làm hay sáng tạo, hiệu quả để thu hút sự tham gia của người dân.
- Kết quả công khai giải quyết TTHC từ ngày 28/10 đến 01/11/2024
- Kết quả công khai giải quyết TTHC từ ngày 21 đến 25/10/2024
- Kết quả công khai gaiir quyết TTHC từ ngày 14 đến 18 tháng 10 năm 2024
- Kết quả công khai giải quyết TTHC từ ngày 07 đến 12 tháng 10 năm 2024
- kết quả công khai giải quyết TTHC từ ngày 30/9 đến 04/10/2024
- Kết quả công khai gỉai quyết TTHC từ ngày 22 đến 27 tháng 9 năm 2024